Chúng tôi Cung Cấp Dịch Vụ
Thu Âm Chuyên Nghiệp - Từ 2009

Hoạt Động Liên Tục Suốt 14 Năm Qua, Nguyễn Báu Studio Xin Cảm Ơn Bạn Yêu Nhạc Cũng Như Các DIễn Viên, Ca Sỹ…Phan Mạnh Quỳnh, Erik, Lưu Ánh Loan,  Dương Hồng Loan, Diệu Hiền, Thuỵ Long, Nguyễn Phi Hùng, Lâm Quốc Khải, Trương Quỳnh Anh, Tuấn Khanh Microwave, Trấn Thành, Thành Lộc,Việt Anh, Hồng Ánh… đã thực hiện thu âm tại Nguyễn Báu Studio. 

Cách Thu Âm Hay Và Hát Hay: Có Liên Quan Gì Không?

Cách Thu Âm Hay Và Hát Hay: Có Liên Quan Gì Không?

Cách thu âm hay và hát hay: có liên quan gì không?” hẳn là thắc mắc của nhiều người. Cùng Nguyễn Báu Studio tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây mọi người nhé!

Trên thực tế, giọng hát của chúng ta là một yếu tố mang tính thiên phú, không phải ai cũng muốn sở hữu là được. Cũng có một số người tự nhận định rằng mình có một giọng hát khá hay khi thu âm và nghe lại thử. Song, chúng ta không thể tự đánh giá giọng hát của mình mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chuyên môn giọng hát, kỹ thuật luyến láy, cách vào nhịp, cách phát âm tròn vành rõ chữ,… Vậy thì cách thu âm hay và hát hay: có liên quan gì không?

Thu âm hay và hát hay có liên quan gì không 1

Cách thu âm hay và hát hay: có liên quan gì không?

Làm sao biết mình hát có hay không?

Để xác định chính xác nhất việc bạn có giọng hát ổn hay không, các bạn có thể thử qua những cách dưới đây.

  • Tìm quãng giọng bằng cách ghi âm: Đây là bước bạn xác định quãng giọng của người hát ở đâu bằng cách sử dụng ứng dụng ghi âm chuyên nghiệp rồi hát một đoạn từ 30 giây – 2 phút. Ứng dụng này sẽ tự động lấy tần số trung bình của giọng hát đã được ghi âm để xác định đâu là quãng giọng của người hát, người hát hay sẽ có quãng giọng rõ ràng, lên xuống giữa các tông tương đối hài hòa. Có rất nhiều dạng quãng giọng khác nhau từ thấp đến cao, chẳng hạn như: Contralto (nữ trầm) – Mezzo- soprano (nữ trung) – Soprano (nữ cao) hoặc đối với nam sẽ là Bass (nam trầm) – Baritone (nam trung) – Tenor (nam cao) – Countertenor (phản nam cao).
  • Thu âm bằng thiết bị chuyên dụng và nhờ đánh giá: nếu sử dụng điện thoại, âm thanh phát ra có thể bị bóp méo. Bạn có thể sử dụng thiết bị ghi âm chất lượng tốt để thu và nghe lại bản ghi đó và nhờ người có chuyên môn lắng nghe rồi đưa ra đánh giá. Họ sẽ biết được âm thanh của bạn phát ra nằm ở mức độ nào, kỹ thuật ra sao, nên khắc phục những điểm nào để hát tốt hơn,…
Thu âm hay và hát hay có liên quan gì không 2

Làm sao biết mình hát có hay không?

Khắc phục giọng hát không hay

Cũng có rất nhiều bạn có giọng hát không quá nổi bật và muốn khắc phục điểm này. Cụ thể, chúng tôi sẽ đưa ra một số phương án có thể giúp bạn cải thiện giọng hát của mình như sau:

Cải thiện khả năng cảm âm

Đầu tiên, bạn cần phải điều chỉnh khả năng cảm âm của mình bằng cách nghe một nốt nhạc hoặc giai điệu ngắn nhưng không hát thành tiếng mà chỉ hình dung trong đầu. Sau đó tiếp tục liên tưởng đến các nốt nhạc hoặc giai điệu ấy và hát thành tiếng. Điều này sẽ giúp cho bạn cảm nhận được âm nhạc một cách tốt nhất, từ đó hạn chế trường hợp hát lệch tông, sai nhịp.

Luyện tập kỹ thuật hát mỗi ngày

Ông cha ta đã có câu “Hát hay không bằng hay hát”, nên nếu nỗ lực và luyện tập mỗi ngày thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ được giọng hát của mình. Kiểm soát hơi thở, luyện thanh và tìm thể loại nhạc, bài hát cụ thể để tập luyện thử là cách để bạn có thể nâng cao kỹ năng ca hát của mình mỗi ngày. Không thể phủ nhận rằng khi chúng ta kiên trì tập luyện thì sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được giọng hát của mình, kể cả những ca sĩ chuyên nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cũng thế.

Luyện tập kỹ thuật hát mỗi ngày

Kiểm soát hơi thở, luyện thanh và tìm thể loại nhạc, bài hát cụ thể để tập luyện thử là cách để bạn có thể nâng cao kỹ năng ca hát của mình mỗi ngày

Bổ sung kiến thức thanh nhạc

Bên cạnh đó, nếu bạn thực sự mong muốn theo đuổi đam mê này thì có thể cân nhắc bổ sung thêm một số kiến thức liên quan đến thanh nhạc để có thể thực hành tốt hơn. Trên thực tế, khi được tiếp cận với những kiến thức âm nhạc tiêu chuẩn thì người hát sẽ hạn chế được rất nhiều lỗi sai khi hát hoặc thu âm.

Cách thu âm hay và hát hay: có liên quan gì không?

Cách thu âm hay và hát hay: có liên quan gì không chính là câu hỏi ở phần đầu tiên mà chúng tôi đã đề cập với mọi người. Thực tế thì nó có liên quan đến nhau vì những người hát hay sẽ có thể sở hữu kết quả thu âm cực kỳ ưng ý mà không phải sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa nhiều. Đồng thời, nếu biết được những kỹ thuật thu âm được sử dụng trong phòng thu thì người ấy có khả năng kiểm soát được giọng hát, cảm xúc và phong thái biểu diễn tốt nhất trong studio. Tất cả những yếu tố này sẽ xây dựng được một bản thu chất lượng.

Tuy nhiên, thực sự mà nói, với kỹ thuật công nghệ hiện đại và phát triển như hiện nay thì việc chỉnh sửa một giọng hát trong phòng thu trở nên dễ nghe hơn là điều hoàn toàn có thể. Nói một cách đơn giản, một người có giọng hát không quá xuất sắc vẫn có thể có được bản thu âm tương đối ổn. Song, người hát vẫn cần tuân thủ và thực hiện theo những hướng dẫn của kỹ thuật viên để có được sản phẩm hài lòng nhất.

Bí quyết để giúp thu âm hay mà bạn không nên bỏ qua

Phát âm đúng, tròn chữ

Bạn có thể tập đọc vài trang sách thành tiếng mỗi ngày, đọc kỹ từng chữ đến mức độ khi nói chuyện bình thường bạn cũng có thói quen phát âm thật chính xác từng từ. Điều này sẽ giúp cho quá trình phát âm khi hát cũng như thu âm trở nên chuẩn hơn, từ đó âm phát ra sẽ có độ vang nhất định.

Tập cách điều khiển âm lượng và tốc độ khi nói

Nếu bạn muốn cải thiện giọng hát của mình thì tốt nhất nên điều chỉnh âm lượng khi phát ra âm thanh, không nên quá to mà cũng không nên quá nhỏ. Âm thanh nên ở mức vừa nghe đảm bảo nhả chữ khúc chiết và rành mạch không bị vấp. Tốc độ khi nói cũng là một yếu tố nên cân nhắc, tiết tấu lời nói tránh đều đều từ đầu đến cuối vì như vậy sẽ gây nhàm chán, nên có lúc nhanh, lúc chậm để nhấn nhá và gây ấn tượng cho người nghe.

Tập cách điều khiển âm lượng và tốc độ khi nói

Khi cải thiện được 2 vấn đề này thì đảm bảo bạn sẽ có được tâm thế tự tin nhất khi đối diện với bất cứ thể loại hay ca khúc nào

Điều để giúp cho âm lượng và tốc độ được kiểm soát tốt chính là một tâm thế thoải mái. Lúc đó bạn có thể tự cân nhắc được liệu âm vực và tốc độ lời nói như vậy đã phù hợp hay chưa, có đủ sức làm lay động người nghe không. Khi cải thiện được 2 vấn đề này thì đảm bảo bạn sẽ có được tâm thế tự tin nhất khi đối diện với bất cứ thể loại hay ca khúc nào.

Chú ý ngữ điệu nhẹ nhàng êm ái

Ngữ điệu được hiểu là sự trầm bổng của âm thanh nhằm thể hiện ý nghĩa hoặc tình cảm bên trong bài hát. Bạn có thể tạo ra một ngữ điệu êm ái bằng cách tập nói, hát và thu âm lại rồi tự nghe giọng của mình. Từ đó nhận xét xem độ cao của giọng như thế đã phù hợp hay chưa. Ngoài ra, việc bạn thỉnh thoảng cất giọng hát một ca khúc yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.

Tạo sự truyền cảm

Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói hoặc người hát sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm trong lời nói, lời hát. Đây là yếu tố rất quan trọng khiến cho âm thanh mà bạn phát ra gây được tượng tốt với người nghe, biểu thị nội tâm sâu sắc và đầy thiện cảm. Nếu giọng hát sở hữu tính truyền cảm sẽ dễ chạm đến cảm xúc của người nghe.

Luyện tập và sử dụng giọng bụng

Giọng bụng được hiểu là kỹ thuật lấy hơi từ cơ bụng và những âm thanh này thường sẽ trầm và sâu lắng. Bạn có thể thử bằng 2 bước sau đây:

Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.

Trước tiên, bạn đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì phần ngực của chúng ta sẽ căng ra nhưng phần bụng lại hơi co lại, và ngược lại khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra. Khi đã xác định được cách lấy hơi thì bạn cần chủ động điều khiển hơi thở bằng cách vận khí vào đan điền, có nghĩa là dồn khí xuống vùng bụng. Khi đó, bạn hít một hơi thật sâu, ngực và bụng căng hơn; còn khi thở ra thì bụng và ngực sẽ xẹp xuống 1 chút. Bạn có thể thử nghiệm cách này trong 30 ngày để cải thiện hơi thở.

Luyện tập và sử dụng giọng bụng

Sử dụng giọng bụng tránh việc bạn lên giọng bằng dây thanh quản và sẽ không bị khàn tiếng

Bước 2: Luyện mở vòm khoang miệng

Khi phát âm, bạn hãy cố gắng mở vòm miệng càng to càng tốt để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng và tạo ra tiếng vang. Điều này tránh việc bạn lên giọng bằng dây thanh quản và sẽ không bị khàn tiếng. Khi luyện tập sử dụng vòm cộng minh thì bạn nên cố gắng phát âm to rõ và tròn chữ, làm sao tạo ra độ vang tốt nhất có thể. Thời gian đầu có thể bạn sẽ chưa quen lắm và thường bị thói quen phát âm bằng cổ họng chi phối, dẫn đến đau họng và khan tiếng. Tuy nhiên, sau khi tập luyện một thời gian thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này và hạn chế làm tổn thương đến cổ họng về sau.

Hát không hay có nên đi thu âm hay không?

Bên cạnh câu hỏi cách thu âm hay và hát hay: có liên quan gì không thì cũng có khá nhiều bạn ngại ngùng khi có giọng hát không quá xuất sắc nhưng vẫn muốn thu âm. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, chỉ cần bạn dành thời gian tập luyện và thực hiện theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên thì bạn hoàn toàn có thể thoải mái về điều này. Dù là chất giọng của bạn không thực sự tốt thì đội ngũ nhân viên cũng sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm thú vị và một sản phẩm thành công tương ứng.

Hát không hay có nên đi thu âm hay không?

Hát không hay có nên đi thu âm hay không?

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thu âm bài hát, thu âm quảng cáo, hòa âm phối khí,… đều có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài Hotline 0915 454144 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Trước khi thực hiện thu âm, chúng tôi sẽ cung cấp bảng giá dịch vụ cụ thể để khách hàng tham khảo và lựa chọn. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác để thu về sản phẩm hài lòng.

Công Ty Thu Âm Giải Trí Nguyễn Báu

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 24 Trương Quyền, Phường 6, Quận 3, TPHCM.

Số điện thoại: 0915 454 144

Email: studio@gmail.com

Zalo: 0915 454144

Facebook: Phòng thu âm Nguyễn Báu

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.